Xử lý nước cứng, hệ thống làm mềm nước cứng cho nồi hơi,

Nước cứng có 3 loại là:

+ Nước cứng tạm thời ( là loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hidrocacbonat bị nhiệt phân thành muối không tan). Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.

+ Nước cứng vĩnh cửu. Tính cứng vĩnh cửu của nước do các loaiị muối MgCL2, CaCL2, MgSO4, CaSO4 gây ra.

+ Nước cứng toàn phần là nước cứng có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

Phương pháp làm mềm nước cứng

– Nguyên tắc: Làm giảm nồng độ ion Ca2+ và Mg2+ trong nước

– Phương pháp làm mềm nước cứng:

* Phương pháp kết tủa: 

+ Với nước cứng tạm thời:

          . Đun sôi

. Thêm Ca(OH)2 vừa đủ

. Thêm các dung dịch kiềm khác, dung dịch muối CO32-, dung dịch PO3-.

+ Với nước cứng vĩnh cửu:

Thêm các dung dịch muối CO32-,dung dịch PO3-.

* Phương pháp trao đổi ion

Hiện nay với phương pháp này được dùng khá phổ biến trên thị trường với những thiết bị và máy lọc nước tiên tiến, hiện đại.

DANACO chuyên thiết kế thi công các hệ thống xử lý nước cứng, hệ thống làm mềm nước cứng cho nồi hơi, hệ thống xử lý cáu cặn và chống ăn mòn trên đường ống.

 

Nhu cầu sử dụng hệ thống làm mềm nước cứng, khử cứng nước cấp nồi hơi rất đa dạng

1. Chất lượng nước đầu vào cung cấp cho hệ thống như thế nào.

2. Công suất lọc để đáp ứng được cho nồi hơi.

3. Nhu cầu chất lượng nước sau khi xử lý .

4. Đảm bảo các chỉ tiêu hóa lý quan trọng khác như : cáu cặn, kim loại, độ PH, Tổng chất rắn hòa tan ….

Hãy liên hệ ngay với Danaco để Công ty chúng tôi cung cấp cho quý khách dịch vụ tư vấn tốt nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của quý khách .

Giới thiệu về hệ thống làm mềm nước lò hơi (nồi hơi)

Nước cứng là nước có hàm lượng Ca++ và Mg++ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Làm mềm nước cứng cấp cho lò hơi là cách làm giảm hàm lượng hai ion trên để đưa về mức tiêu chuẩn. Cụ thể là 300 mg/l.

Nước cấp cho Lò hơi thường được lấy từ nguồn nước máy của Khu công nghiệp hoặc từ nguồn nước sông, suối, nước giếng. Các nguồn nước này đều có chứa một hàm lượng Ca2+ và Mg2+  (nước cứng) nhất định tùy thuộc vào nguồn nước và khu vực địa lý.Nước cứng khi đưa vào lò hơi sẽ ngày càng đậm đặc hơn và kết tủa thành chất không hòa tan bám vào các thành ống của lò hơi làm giảm hiệu suất truyền nhiệt của lò hơi.

Để ngăn ngừa việc tạo ra cặn bám trong nồi hơi, phương pháp chủ yếu là làm mềm triệt để nước cấp cho nồi hơi và nâng pH để ngăn ngừa quá trình tạo cặn bám.
Làm mềm nước cứng chủ yếu dựa vào quá trình trao đổi ion, vì quá trình này khử hầu hết ion hóa trị II.
Nâng pH thường dùng xút NaOH để kiềm hóa nước mềm cấp cho nồi hơi, vì nếu dùng Soda Na2CO3, NaHCO3 chúng dễ bị thủy phân trong nước nồi hơi tạo ra khí CO2 làm bẩn hơi và gây ra tác dụng gỉ trên các tuyến ngưng tụ.

HƯỚNG DẪN BỘ LÀM MỀM

I. ĐẶC ĐIỂM BỘ LÀM MỀM DÙNG AUTOVALVE :

1/ Thiết bị chính :

  • Vỏ cột lọc composite (chọn kích thước cột tùy theo công suất nước cần sử dụng) .
  • Autovalve dùng để điều khiển các quá trình làm việc của bộ làm mềm.
  • Vật liệu lọc dùng cho bộ làm mềm là Hạt nhựa trao đổi ion gốc Na+.
  • Bình PVC chứa dung dịch muối tái sinh hạt nhựa trao đổi ion (bổ sung ion Na+ cho vật liệu lọc)

2/ Đặc điểm chính :

  • Nguồn điện cung cấp cho Autovalve hoạt động là nguồn điện 220V. Phải bảo đảm điện áp sử dụng cho Autovalve ổn định .
  • Nguồn nước trước khi qua bộ làm mềm yêu cầu đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt do Bộ Y Tế qui định. Nước đầu vào không nóng quá 50oC .
  • Bộ làm mềm nên được bố trí nơi khô ráo .

II. QÚA TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG :

1/ Nguyên lý làm việc :

Bộ làm mềm nước hoạt động dựa trên quá trình điều khiển của Autovalve, nước nguồn được bơm áp đẩy qua Autovalve (áp suất đầu vào nên đạt được 1.5 – 2.5 bar) đưa vào vỏ cột lọc chứa hạt nhựa trao đổi ion, thông qua quá trình trao đổi ion để loại bỏ những tạp chất gây ra độ cứng : Canxi, magie …  trong nước. Sau một thời gian hoạt động nên dùng dung dịch muối tinh khiết để tái sinh hat nhựa trao đổi ion (bổ sung ion Na+)

2/ Qui trình làm việc của Autovalve :

Autovalve hoạt động theo 5 quá trình cơ bản :

  • Quá trình lọc (FILTER) : trao đổi ion trong nước để khử cứng . Nước ra được sử dụng .
  • Quá trình rửa ngược (BACKWASH) : rửa ngược vật liệu lọc để làm sạch và loại bỏ các cặn bẩn bám trên vật liệu lọc và bên trong vỏ cột lọc. Nước ra sẽ xả bỏ .
  • Quá trình tái sinh (SLOWRINSE/BRINE) : rửa xuôi chậm à hút dung dịch muối bảo hòa để tái sinh vật liệu lọc . Nước ra sẽ xả bỏ .
  • Quá trình rửa nhanh (FASTRINSE) : rửa sạch lại lần nữa vật liệu lọc . Nước ra sẽ xả bỏ .
  • Qúa trình trả nước về bồn muối tái sinh (REFILL) : nước sạch sẽ được đưa về bồn muối tái sinh để hòa tan với dung dịch muối lần nữa giúp tiết kiệm nước khi pha dung dịch muối.

(Sau khi qu trình REFILL kết thúc, Autovalve tự chuyển sang qúa trình FILTER bình thường)

III. GIẢI QUYẾT SỰ CỐ:

Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Hệ thống không tái sinh D. Không có nguồn điện

E. Đồng hồ thời gian bị hỏng.

F. Mất điện .

A. Kiểm tra ổ cấm ,cầu chì

B. Thay đồng hồ.

C. Cài đặt lại thời gian.

Nước sau xử lý không đạt chất lượng. a.Không có muối trong b́ình

b.Injector hoặc lưới hút muối bị tắt nghẽn.

c.Bình muối không đủ nước.

 

d.Rò rỉ trong hệ thống

A.Cho muối vao b́ình.

B.Thay injector hoặc lưới lọc muối.

C. Kiểm tra thời gian làm đầy b́ình muối ,vệ sinh đường ống.

D.Thay pittong hoặc răng.

Hệ thống hút qúa nhiều muối. a.Cài đặt dung lượng muối không đúng. A. Cài đặt Kg muối theo lượng nhựa sử dụng.
Hệ thống bị mất áp a.Cặn đống bám trong đường ống vào.

b. Cặn sắt đóng bám trong b́nh lọc

c. Tắc nghẽn van

A. Vệ sinh dường ống cấp vào bình.

B. Rữa resin bằng hóa chất ,tăng áp suất tái sinh.

C. Tháo pittong để kiểm tra

Hạt lọc (resin)bị thất thốt.
  1. Tụ khí trong bình
A.Xả khí trên dường ống cấp vào bình lọc
Nước sau lọc còn nhiễm phèn sắt
  1. Resin bị bẩn
A.Tăng áp suất tái sinh ,tăng thời gian rửa ngược .
Muối lọt vào nước sau xử lý
  1. Injector bi nghẹt
  2. Đống hồ không hoạt động
  3. Van hút muối bị nghẹt
  4. Đường hút muối bị nghẹt
  1. Vệ sinh injector thay lưới
  2. Thay đồng hồ
  3. Vệ sinh /thay thế van
  4. Vệ sinh đường hút muối
Không xả hết muối sau khi tái sinh
  1. Đường ống xă bị nghẹt
  2. Injector hoặc lưới bị nghẹt
  3. Áp lực đường ống cấp vào quá thấp
  4. Rò rỉ hệ thống
  1. Vệ sinh đường ống xả
  2. Vệ sinh injector /lưới
  3. Áp lực tối thiểu là 20psi tăng áp lục bơm cấp vao b́nh
  4. Thay roan,pit-tong

 

Chu tŕnh tái sinh liên tục
  1. Đồng hồ bị rỉ
  1. Thay đồng hồ
Nước chảy liên tục ở đường ống xả
  1. Hệ thống bị nghẹt
  2. Rò rỉ trong hệ thống
  3. Van bị kẹt o vị trí tái sinh hoặc rửa ngược
  4. Đồng hồ kẹt /không chạy
  1. Kiểm tra pittong van
  2. Thay răng pittong
  3. Thay đồng hồ

IV. VẬT LIỆU LỌC :

1/ Hạt nhựa trao dổi ion :

  • Vật liệu lọc để làm mềm nước được sử dụng là hạt nhựa trao đổi ion gôc Na+.
  • Số lượng hạt trao đổi ion được sữ dụng phụ thuộc vào kích thước vỏ cột lọc và công suất nước sản phẩm .
  • Hạt nhựa trao đổi ion theo qui cách chỉ có thể trao đổi để khử 90% độ cứng nước đầu vào, nên người sử dụng cần kiểm tra độ cúng nước đầu vào để sử dụng bộ làm mềm đạt hiệu quả tốt nhất .
  • Cần thiết tái sinh vật liệu lọc thường xuyên để đảm bảo bộ làm mềm hoạt động ổn định, hiệu quả và tuổi thọ kéo dài .

2/ Dung dịch muối tái sinh :

  • Muối sử dụng là muối công nghiệp tinh khiết hoặc muối ăn bình thường đều được .
  • Muối được pha vào nước tới khi bảo hòa thì thôi . 20 – 25 kg muối hạt pha vào 120 lít nước sạch.
  • Thường xuyên kiểm tra và bổ sung muối vào bình tái sinh .

V. MODEL VÀ THÔNG SỐ CÁC BỘ LÀM MỀM : 

MODEL THỂ TÍCH NHỰA

 ( Lít)

K/LƯỢNG SỎI

( 2×4) + (1×2)  (Kg)

 

BÌNH TÁI SINH

( Lít)

Công suất max (L/H)

 

DN 948 30 10 120 1.000
DN 1054 43 12 100 1.500
DN 1060 45 12 100 1.500
DN 1354 75 20 150 2.500
DN 1665 120 40 300 4.000
DN 2062 175 60 450 5.000
DN 2260 200 75 500 6.200
DN2471 288 100 600 9.000
DN 3072 438 200 1000 13.000
DN 3072 438 200 1000 13.000
DN 3672 650 275 1000 18.000
DN 4272 850 400 1500 25.000
DN 4872 1150 550 1500 35.000

Ngoài việc lựa chọn công suất cho hệ thống làm mềm nước sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng , ta phải xác định chất lượng nước đầu vào và đầu ra, để lựa chọn hệ thống có thể có công suất lớn hơn nhu cầu để đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng nước thành phẩm và thời gian sử dụng tái sinh vật liệu lọc .

Xuất xứ của hạt nhựa trao đổi ion cation cũng ảnh hưởng tới chất lượng nước thành phẩm và thời gian tái sinh hạt nhựa. Vì vậy để lựa chọn cho mình một hệ thống tốt nhất, xin vui lòng liên hệ đến Danaco để được hướng dẫn và tư vấn miễn phí, mua hàng chính hãng, giá cả hợp lý .

 

Quý khách có nhu cầu về lắp đặt hệ thống làm mềm nước cứng, làm mềm nước nồi hơi …., xin vui lòng liên hệ đến công ty chúng tôi để được tư vấn miễn phí .

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :  0898011011

Trân trọng kính chào …!

 

 

 

Language